Lý thuyết các phép toán tập hợp lớp 10
Các phép toán tập hợp được đưa vào giảng dạy từ cấp THCS. Nó được củng cố và mở rộng tiếp ở lớp 10. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọclý thuyết về phép toán tập hợp gồm phép: Giao; Hợp; Hiệu và Bù.
Content
1. CÁC PHÉP TOÁN TẬP HỢP – PHÉP GIAO
Định nghĩa: Phép lấy giao của hai tập hợp được hiểu như là lấy phần chung của hai tập hợp đó. Giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm tất cả những phần tử chung nhau của hai tập hợp đó.
Như vậy:
Ví dụ: A={cam, quýt, mận} và B={mơ, quýt, mận, đào} thì A giao B là C={quýt, mận}.
Biểu đồ Ven:
2. CÁC PHÉP TOÁN TẬP HỢP – PHÉP HỢP
Định nghĩa: Hợp của hai tập hợp là một tập hợp gồm tất cả phần tử của cả hai tập hợp đó.
Như vậy:
Ví dụ: A={cam, quýt, mận} và B={mơ, quýt, mận, đào} thì A giao B là C={cam, quýt, mận, mơ, đào}.
Chú ý rằng trong quy ước viết tập hợp dưới dạng liệt kê thì một phần tử không viết 2 lần.
Biểu đồ Ven:
3. PHÉP HIỆU VÀ PHẦN BÙ
Định nghĩa: Hiệu A cho B là tập hợp mà chỉ lấy các phần tử của tập A và không lấy những phần tử của B. Kí hiệu là A\B. Trong trường hợp B là tập con của A thì A\B được gọi là phần bù của B trong A và ký hiệu là . Như vậy phép lấy bù chỉ là một trường hợp riêng của phép lấy hiệu mà thôi.
Như vậy:
Và:
Ví dụ: A={cam, quýt, mận} và B={mơ, quýt, mận, đào} thì A\B={cam}.
Ví dụ: A={cam, quýt, mận} và B={mận} thì ={cam, quýt}.
Biểu đồ Ven:
- Phép hiệu:
- Phép bù:
Trên đây là lý thuyết về phép toán tập hợp. Chúc các bạn học tập vui vẻ!
Mệnh đề tập hợp -