Mệnh đề và mệnh đề chứa biến khác nhau như nào?

Mệnh đề và mệnh đề chứa biến là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nếu ta không tìm hiểu kỹ sẽ rất dễ “mập mờ” giữa hai khái niệm này. Vậy hai khái niệm có gì khác nhau. Các bạn hãy đọc hết bài viết này để tìm hiểu nhé.

mệnh đề và mệnh đề chứa biến

Content

1. MỆNH ĐỀ LÀ GÌ?

Trước tiên chúng ta cần hiểu mệnh đề toán học là một khái niệm nguyên thủy. Tức là nó không có định nghĩa. Khái niệm này chỉ được hình thành thông qua các mô tả, ví dụ.

Chúng ta có thể hiểu mệnh đề là một câu, một phát biểu mang chỉ một giá trị chân lý là đúng hoặc sai. Tức là đã đúng thì không sai. Đã sai thì không đúng.

Ví dụ: “Hà Nội là thủ đô của Việt Nam” là một mệnh đề đúng. “Số 2 không phải số nguyên tố nhỏ nhất” là một mệnh đề sai. Các câu như “Sơn Tùng MTP hát hay quá!”, “Chị hiểu không?” không phải là mệnh đề vì chúng không mang một giá trị chân lý.

2. MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN LÀ GÌ?

Những câu mà tính đúng sai của nó phụ thuộc và biến thì được gọi là mệnh đề chứa biến.

Ví dụ: “x>2” là một mệnh đề chứa biến. Khi x=3 chẳng hạn thì nó đúng. Còn khi x=1 chẳng hạn thì nó sai.

3. PHÂN BIỆT MỆNH ĐỀ VÀ MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN

Câu hỏi: Mệnh đề chứa biến có phải là mệnh đề không? được rất nhiều người thắc mắc.

Vậy mình xin khẳng định, mệnh đề chứa biến không phải là một mệnh đề.

Tóm lại, mệnh đề là khẳng định mang một trong hai giá trị chân lý đúng hoặc sai. Còn mệnh đề chứa biến là một khẳng định mà bản thân nó không có giá trị chân lý. Giá trị chân lý của mệnh đề chứa biến chỉ được xác định khi biến được cho một giá trị cụ thể.

Cảm ơn các bạn đã ghé qua Blog. Chúc tất cả các bạn học giỏi và thành công!

Mệnh đề tập hợp -